Một đơn vị lĩnh vực thi công phòng karaoke thì luôn quan trọng phần cách âm cho phòng hát. Vì việc cách âm sẽ hoàn toàn gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh trong phòng karaoke. Do đó, khi lựa chọn đơn vị thi công phòng karaoke cần phải thi công đúng kỹ thuật cách âm cho phòng. Đối với một phòng karaoke thi công hoàn thiện thì phần cách âm trần nên được xử lý cẩn thận. Dưới đây chia sẻ chi tiết phương pháp cách âm trần của một phòng karaoke:

Tham khảo thêm: Cách vách trần phòng karaokeCách âm cửa phòng karaoke.

Tìm hiểu phương pháp cách âm trần cho phòng karaoke

Chi tiết phương pháp cách âm trần phòng karaoke:

Khi thi công cách âm cho vị trí trần thì bạn nên chú ý đến hệ thống rung ngược. Bước đầu tiên, bạn cần thiết kế chiều cao hợp lý cho phòng karaoke của bạn: có thể cao 2,7m hoặc 3m... Theo kinh nghiệm nhiều năm của Vũ Gia An thì phòng karaoke của bạn càng cao thì sẽ càng đẹp. Tuy nhiên, với phòng có diện tích nhỏ hơn 25m2 thì chiều cao chỉ cần bằng 2,7m sẽ giúp cho căn phòng của bạn có cảm giác rộng rãi hơn.

Sau khi chiều cao được định vị, thợ thi công sẽ hàn 1 khung sắt hộp ngang trần. Đây là loại sắt hộp mạ kẽm 1.3 ly, sắt hộp có kích thước 3x5cm. Khoảng cách phù hợp giữa các thanh sắt là 60cm. Sau khi hàn xong trần và vách thì bạn mới đóng vật liệu cách âm, vì như vậy sẽ giúp tránh trường hợp gây cháy vật liệu khi hàn.

- Đóng cao lưu hóa sát vị trí trần bên tông. Có thể vị trí được đóng ở trên trần hoặc dưới giầm bê tông.

- Bơm Foam dùng để bơm vào các giáp nối giữa vách và trần, phần giáp nối có thể gây rung và rè ở giữa các ống cấp hút khí và hệ thông khung sắt. Do đó cần phải bơm kín vào các lỗ có khả năng gây thoát âm như lỗ cấp khí, lỗ thông khí...

- Bạn có thể sử dụng thêm một lớp xốp để cách âm, tuy nhiên nên dùng loại xốp chống cháy PE. Vì nếu không sử dụng loại xốp này thì sẽ có thể gây ra nguyên nhân cháy nổ sau này. Tuy nhiên, loại xốp cách âm chống cháy sẽ đắt hơn loại xốp cách âm thông thường.

Bông khoáng Rockwool

- Thi công cách âm trần phòng karaoke thì nên chú ý đến lớp cách âm Rockwool. Đây là loại vật liệu dạng bông thủy tinh, có tác dụng thẩm thấu âm thanh, khiến âm thanh không bị dội lại phòng và bị triệt tiêu. Khi sử dụng Rockwool tối thiểu phải 50kg/m3, đúng chuẩn thì nên sử dụng loại 80 hoặc 100kg/m3.

- Túi khí là một lớp rất quan trọng khi thi công cách âm trần phòng karaoke. Lớp này được thi công nằm ngay sát với các vật liệu cách âm, khung sắt và tấm ván ép. Vật liệu túi khí sẽ giúp làm kín bề mặt cách âm, hỗ trợ chống âm, chống rung, chống bụi khí bay ngược vào phòng hát,...

- Ván ép W 10mm là lớp cuối cùng cần thi công. Vị trí nằm ở bề mặt của cách âm trần, sát liền với lớp túi khí. Bẹn nên sử loại vật liệu ván ép có chất lượng bề mặt tốt nhất. Bản chất loại ván ép tốt là có thể sử dụng được loại keo tốt, tránh làm cay mắt khi thi công. Ngoài ra, việc sử dụng ván ép tốt cũng sẽ giúp sau này không bị tróc lớp này.

Với toàn bộ hướng dẫn về phương pháp thi công cho trần phòng karaoke, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giai đoạn thi công cách âm cho phần trần.